Cập nhật :01-01-1970 08:00
Nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta. Con người hoàn toàn có thể nhịn đói trong vài tuần nhưng lại không thể thiếu nước chỉ trong 2-3 ngày. Chắc hẳn ai cũng biết mỗi ngày nên dung nạp tối thiểu 1,5 lít nước để duy trì trạng thái hoạt động tốt, nhưng không phải ai cũng biết cách uống nước như thế nào mới là hợp lý nhất. Uống nước là tốt nhưng nếu uống không khoa học thì cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Phạm vi bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn điều đó.
Lợi ích của nước đối với cơ thể
- Nước có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da…
- Giúp tiêu hóa tốt hơn, từ đó ngăn ngừa các thể bệnh liên quan như táo bón,…
- Giúp duy trì nhiệt độ cơ thể
- Thanh lọc, giải độc, bài tiết các chất thải trong quá trình chuyển hóa…
Uống nước như thế nào mới là hợp lý nhất?
Để uống nước đúng cách mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Xác định thời điểm uống nước:
Sáng sớm là thời điểm cơ thể có thể hấp thu nước một các dễ dàng nhất nên hằng ngày, mỗi khi thức dậy, bạn nên uống một cốc nước trước khi ăn sáng (khoảng 250 - 300ml). Việc uống nước vào thời điểm này còn giúp bạn bổ sung lượng nước đã mất trong đêm, đồng thời tạo cảm giác thoải mái, sảng khoái hơn sau mỗi giấc ngủ.
Trong ngày, bạn nên thường xuyên bổ sung nước, đặc biệt là trước khi ăn hoặc là sau khi ăn 30 phút để giúp thanh lọc cơ thể sau khi hấp thu dinh dưỡng. Tuyệt đối không được uống nước trong khi ăn vì như thế sẽ làm loãng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả hơn.
Trước và sau khi vận động, đặc biệt là khi tập luyện thể dục thể thao thì nên uống một cốc nước đầy (khoảng 200 - 500ml) bởi trong quá trình vận động, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước.
Xác định lượng nước uống:
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mỗi ngày, một người nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mới đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động và giúp cơ thể luôn giữ đủ lượng nước cần có. Uống nhiều nước là tốt nhưng uống nhiều quá cũng không nên vì nó sẽ làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể. Từ đó đè nén áp lực hoạt động lên tim, hệ thống mạch máu và các cơ quan bài tiết như thận. Đặc biệt thận sẽ phải hoạt động công suất hơn để đào thải nước thừa ra khỏi hệ thống tuần hoàn, gây tổn thương, hư hại, làm suy giảm chức năng của nó.
Loại nước nên uống:
Cùng với nước, các chất hòa tan trong nó sẽ dễ dàng thâm nhập vào hệ thống cơ thể. Do đó, không nên uống nước lã hay các loại nước chưa qua xử lý đảm bảo an toàn. Tốt nhất là bạn nên uống nước đun sôi hay các loại nước lọc để tránh mắc các bệnh về đường ruột và tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên thì không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần vì thành phần nitrat sẽ bốc hơi và làm cho nồng độ kim loại nặng tăng lên, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đồng thời cũng không nên uống nước quá nóng hay quá lạnh vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và dẫn đến ung thư.
Uống từ từ từng ngụm:
Thông thường, con người chỉ uống nước khi khát với một lượng lớn nhưng thực tế, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên uống nước kể cả khi không khát và uống từ từ từng ngụm nhỏ vừa miệng. Như thế sẽ đảm bảo cho sự cân bằng, tránh gây nhiều áp lực cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tránh ảnh hưởng đến tim mạch, hệ bài tiết, huyết áp.
Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965 69 63 64 - +84 4 66 849 833 để được tư vấn miễn phí nhé!