Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp là bệnh mãn tính phổ biến trong cộng đồng. Đặc biệt tuổi càng cao tỷ lệ bị Cao huyết áp càng gia tăng. Không ít người già bị Cao huyết áp đe dọa đến tính mạng khi bệnh tới đột ngột.
Vì sao người già hay bị Cao huyết áp?
Cao áp huyết là gì? Con tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua những hệ thống mạch máu gọi là động mạch.Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn.Khi máu được tim bơm đầy,và chảy trong lòng các mạch máu,sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là áp huyết (blood pressure).Áp huyết thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể.Áp huyết xuống thấp hơn lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động,buồn bực hoặc trong lúc ta tập thể dục,chơi thể thao
Người già hay bị cao HA do thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi, động mạch trở nên cứng hơn, tăng tích lũy mỡ dẫn đến xơ mỡ động mạch, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như môi trường sống, chế độ ăn uống, trạng thái thần kinh, các bệnh kết hợp (tiểu đường, gout...).
Nguyên nhân dẫn đến Cao huyết áp.
- Chỉ có 5 - 10% là có nguyên nhân, thường là do bệnh khác: có thai, sử dụng thuốc ngừa thai, bệnh tuyến giáp bệnh thận mạn tính, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng huyết áp do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hay cận giáp. Ở những trường hợp này, khi bệnh chính được chữa khỏi thì huyết áp thường trở về bình thường.
- 90% trường hợp còn lại không tìm ra được nguyên nhân - vô căn (được gọi là tăng huyết áp tiên phát). Mặc dù nguyên nhân chính chưa được biết đến nhưng người ta cũng nhận ra được một số yếu tố có thể góp phần gây ra tăng huyết áp.
Cao huyết áp ở người già - Tuổi tác: Tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch.
- Tình trạng kinh tế xã hội: Tăng huyết áp cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp.
- Tiền sử gia đình (tính di truyền): Bệnh tăng huyết áp có khuynh hướng di truyền theo gia đình.
- Giới: Thường thì nam giới dễ bị Cao huyết áp hơn nữ. Điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng tộc
- Thừa cân (béo phì): Những người béo phì có nguy cơ bị Cao huyết áp cao gấp từ 2 đến 6 lần những người có trọng lượng trong giới hạn bình thường.
- Nhạy cảm với Natri (muối): Một số người bị nhạy cảm với Natri (muối) do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Giảm lượng muối ăn vào có thể làm hạ huyết áp.
- Những thức ăn nhanh chứa một lượng Natri đặc biệt cao hơn bình thường. Nhiều loại thông dụng (OTC - over the counter), chẳng hạn như thuốc giảm đau, cũng có thể chứa một lượng lớn Natri. Đọc kỹ nhãn hiệu để biết thức ăn mà bạn đang dùng chứa bao nhiêu natri. Tránh những loại thức ăn có nồng độ natri cao.
- Uống rượu: Uống nhiều hơn 1 hay 2 ly rượu 1 ngày có thể làm tăng huyết áp đối với những người nhạy cảm với rượu.
- Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể bị Cao huyết áp.
- Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp.
Người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, thái cực quyền... Nên sử dụng nước uống có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như hoa hòe, chè sen vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc... Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------