Cập nhật :01-01-1970 08:00
Thỉnh thoảng bạn lại có những biểu hiện như: nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, chệnh choạng, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng... thì đó chính là các triệu chứng rối loạn tiền đình. Vậy tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá nguy hiểm gây mất tập trung và ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Chính vì thế, bạn nên trang bị những kiến thức về tiền đình là gì? nguyên nhân và biểu hiện ra sao để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả.
Tiền đình là gì
Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau hai bên ốc tai đóng vai trò trong việc duy trì sự cân bằng của hoạt động trên cơ thể, khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp hơn nằm trong não bộ.
Hệ thống thần kinh tiền đình
Có những loại bệnh tiền đình nào ?
Rối loạn tiền đình được chia làm hai nhóm: rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình như viêm tai, chấn thương tai, xuất huyết tai trong… có một tỷ lệ khá lớn rối loạn tiền đình không có nguyên nhân rõ rệt. Có những người do đặc tính giải phẫu khác biệt sẽ rất nhạy cảm khi môi trường thay đổi và dễ bị hội chứng rối loạn tiền đình hơn người khác.
Biểu hiện của rối loạn tiền đình là gì
- Chóng mặt: thường gặp ở những người làm việc văn phòng, tiếp xúc thường xuyên với máy tính, giác đầu lâng lâng, nặng hoặc sợ ngã (khác với các cảm giác mô tả ở ba phần trên.
- Ngất: thường thì mắt nhìn mờ, cảm giác không rõ mọi việc do việc tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật.
Chóng mặt mất thăng bằng là biểu hiện của rối loạn tiền đình
- Mất thăng bằng: Cảm giác không cân bằng, không vững hoặc như say rượu. Nguyên nhân: Mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.
Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, bác sĩ sẽ có hướng hỗ trợ thích hợp. Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu, là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.
Liên hệ tới hotline của ancungnguu.com để được tư vấn trực tiếp và miễn phí: 0965.69.63.64 - (04) 66 849 833