Cập nhật :01-01-1970 08:00
Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn trung quốc đồng nhân đường được trình bày trên website: ancungnguu.com - Liên hệ để biết thêm chi tiết.
Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn:
Hoạt chất: Ngưu Hoàng (Calculus Bovis) , Cao Sừng Trâu(Pulvis Cornus Bubali Concentratus), Xạ Hương (Moschus), Trân Châu (Margarita),Chu Sa (Cinnabaris), Hùng Hoàng (Realgar), Hoàng Liên (Rhizoma Coptidis), HoàngCầm (Radix Scutellaria), Chi Tử (Fructus Gardeniae, Uất Kim (Radix Curcumae),Long Não (Borneun Syntheticum).
Tá dược: Mật ong vừa đủ
Xem thêm về thành phần chính của an cung ngưu hoàng hoàn là ngưu hoàng.
Ngưu hoàng được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là sạn ở túi mật (một phần nhỏ là sạn của ống mật và ống gan) của con Bò tót ( Bos taurus domesticus Gmelin) thuộc họ Trâu bò (Bovidae).
Theo Đỗ tất Lợi thì Ngưu hoàng thiên nhiên có thể là sạn mật của con trâu Bubalus bubalis L. có bệnh.
Theo tài liệu Trung quốc thì ở vùng Tây bắc, Đông bắc và Hà bắc có loại bò cho Ngưu hoàng. Các nước khác như Nam mỹ, có Kim sơn ngưu hoàng và Ấn độ có ngưu hoàng.
Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp) là dùng mật bò hay mật heo gia công tổng hợp thành. Những năm gần đây, người ta dùng phương pháp nuôi Ngưu hoàng thiên nhiên ở những con bò sống bằng cách cho cấy Hoàng hạch vào túi mật rồi bơm trực khuẩn đại tràng ( E. Coli) không gây bệnh vào làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật nên gọi là Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.
Ngưu hoàng tổng hợp thì hiện nay ở Trung quốc có chế nhiều để đáp ứng nhu cầu. Ngưu hoàng thiên nhiên thì quanh năm đều có. Chú ý lúc mổ bò, nếu phát hiện có Ngưu hoàng lấy ra âm can nơi mát và không được có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa vì có thể làm cho Ngưu hoàng nứt vỡ đổi màu đều kém phẩm chất. Cần gói kín để trong lọ màu dưới đáy có gạo rang hoặc vôi cục.
Theo tài liệu Trung quốc, Ngưu hoàng có nhiều tên gọi như Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng (cũng gọi Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng tức sạn túi mật), Quản hoàng (cũng gọi Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng tức sạn ở ống gan mật).
Ngưu hoàng
Tính vị qui kinh:
Ngưu hoàng vị đắng tính mát (lương), qui kinh Can, Tâm.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: vị đắng, bình.
Sách Bản thảo mông toàn: nhập can kinh.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tâm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Cholic acid, desoxycholic acid, cholesterol, bilirubine, tauroccholic acid, glycine, alanine, methionine, asparagine, arginine, sodium, magnesium, calcium, phosphate, sắt, carotene, amino acid, vitamin D.
Ngưu hoàng của con bò cái bị ốm
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Ngưu hoàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tức phong chỉ kinh, khóat đàm khai khiếu. Chủ trị các chứng: hầu họng sưng đau, lở loét, mồm lưỡi lở, ung thư đinh độc, ôn nhiệt bệnh, trẻ em kinh phong, sốt cao mê man, kinh quyết co giật, động kinh, trúng phong hôn mê.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản kinh: " chủ kinh nhàn hạ nhiệt, nhiệt thịnh kinh hoảng".
Sách Danh y biệt lục: " trị trẻ em bách bệnh, chứng sốt cao co giật, mồm ngậm chặt, người lớn điên hoảng, trụy thai".
Sách Bản thảo tùng tân: " thanh tâm giải nhiệt, lợi đàm lương kinh, thông khiếu tịch tà, trị trúng phong trúng tạng, động kinh, cấm khẩu, tiểu nhi thai độc đàm nhiệt".
Sách Hội ước y kinh: " trị tiểu nhi cấp kinh, đàm nhiệt ủng tắc, ma chẩn dư độc, đơn độc, nha cam, hầu thũng, tất cả các thực chứng nguy kịch"
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Sản phẩm có tác dụng an thần, chống co giật và hạ sốt. Ngưu hoàng có tác dụng đối kháng với thuốc hưng phấn trung khu thần kinh. Sản phẩm có thể phòng cơn co giật cho chuột gây bởi camphor hay cafein nhưng không có tác dụng phòng co giật gây nên do strychnine. Sản phẩm làm tăng tác dụng của chloral hydrate và barbiturate. Sản phẩm không có tác dụng giảm đau hay gây ngủ.
Ngưu hoàng có tác dụng ức chế tính thẩm thấu của mạch máu và có tác dụng kháng viêm. Trên mô hình huyết áp cao ở chuột đồng, thuốc có tác dụng hạ áp rõ rệt và tác dụng kéo dài ( trên 2 - 3 ngày với 1 liều thuốc). Trên tim cô lập của chuột lang thuốc gây kích thích nhưng gây co thắt động mạch vành. Thí nghiệm trên thỏ, thuốc gây hạ áp, giãn mạch ngoại biên và ức chế tác dụng của epinephrine đối với tim.
Ngưu hoàng có tác dụng tăng tạo máu: trên thỏ thực nghiệm thuốc làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố, tăng rõ hơn ở thỏ gây thiếu máu. Nhưng với liều cao thì sản phẩm có tác dụng ngược lại.
Sản phẩm có tác dụng lợi mật: làm tăng tiết mật rõ rệt và làm giãn cơ vòng của ống mật. Tác dụng chống co thắt cơ trơn của thuốc là do tác dụng tổng hợp của thành phần cholic acid và desoxycholic acid.
Thành phần acid cholic của sản phẩm có tác dụng làm giảm ho suyễn.
Độc tính của sản phẩm: cho chuột uống Ngưu hoàng với liều 0,6g/kg mỗi ngày trong 6 ngày không thấy có gì thay đổi về cân nặng, lượng ăn, nước tiểu, phân và tình hình hoạt động so với lô chứng. Khi chúng được cho uống trong vòng 12 ngày cùng liều đó thì chúng nhẹ hơn so với lô chứng. Lúc liều cho uống tăng lên 10 - 30 lần, phần lớn tiêu chảy, một số ít hôn mê và chết. Khi cho những con chuột đồng huyết áp cao uống với liều 1g/kg trong 15 tuần, không có tác dụng phụ nào. Giết chuột chết, các tạng phủ không có thay đổi bệnh lý.
An cung ngưu hoàng hoàn - Ðông dược cấp cứu tai biến mạch máu não
Tên sản phẩm: An cung ngưu hoàng hoàn hộp gỗ màu xanh đồng nhân đường
Quy cách: 2 viên 3g trong 1 hộp gỗ; 1 viên 3g trong hộp gỗ
Nhà sản xuất: Bắc Kinh Đồng Nhân Đường - Trung Quốc
Tác dụng:
- Thanh nhiệt giải độc, trấn kinh, khai khiếu.
- Hạ nhiệt, giải độc, phục hồi tình trạng mất ý thức trong trường hợp bất tỉnh hoặchôn mê.
- Giảm tổn thương tế bào thần kinh và phục hồi tế bào thần kinh đã tổn thương
Chỉ định:
- Các bệnh sốt, cảm mạo nhập tâm bào, sốt cao co giật
- Hôn mê, mê sảng, trúng phong, hôn mê do viêm não, xuất huyết não, đột quỵ não, tai biến mạch máu não, hỗ trợ điều trị viêm màng não, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng máu.
Chống chỉ định:
- Người thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn.
- Không dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bất tỉnh do hạ thân nhiệt.
- Chế phẩm có chứa xạ hương nên không dùng cho phụ nữ có thai vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Liều lượng:
Dùng đường uống:
- Người lớn: 1 viên/lần, 1 lần/ngày.
- Trẻ em từ 4 - 6 tuổi: 1/2 viên/lần, 1 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 4 tuổi: 1/4 viên/lần, 1 lần/ngày.
Hoặc dùng theo chỉ định của bác sỹ.
Liệu trình hỗ trợ điều trị:
- 3 ngày liên tục
- Có thể dùng 5 ngày dưới sự giám sát của bác sỹ
- Hoặc dùng theo chỉ định của bác sỹ.
- Không dùng quá liều chỉ định
Cách dùng:
Bỏ lớp vỏ nhựa, lớp sáp và lớp giấy bóng kính bên ngoài viên trước khi uống. Nên nhai viên hoặc uống thành từng phần nhỏ.
Trong trường hợp bệnh nhân bị bất tỉnh, hôn mê sẽ rất khó dùng thuốc qua đường uống, có thể dùng qua nuôi dưỡng bằng ống xông đường mũi.
Tác dụng không mong muốn:
Khi dùng sản phẩm không đúng cách thì thân nhiệt bệnh nhân có thể hạ xuống dưới mức bình thường hoặc có thể xảy ra một số phản ứng dị ứng trên một số bệnh nhân.
Tương tác
- Nếu đang sử dụng các loại sản phẩm tân dược cần uống xa các lần uống thuốc tân dược để tránh khả năng có thể gây tương tác giữa các thuốc với nhau.
- Khi dùng nên có chế độ ăn uống hợp ký, tránh các thức ăn chua cay hoặc có nhiều chất béo vì có thể sinh nội nhiệt và đờm
Ðóng gói:
- Hộp to chứa 1 hộp nhỏ, mỗi hộp nhỏ chứa 1 viên hoàn 3g
- Hộpto chứa 2 hộp nhỏ, mỗi hộp nhỏ chứa 1 viên hoàn 3g
Hạn dùng:
60 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Bảo quản:
Trong hộp kín. Để nơi khô mát, nhiệt độ < 30oC
Nhà sản xuất:
Nhà máy Dược phẩm Công ty cổ phần hữu hạn phát triển kỹ thuật Đồng Nhân Đường Bắc Kinh