Cập nhật :01-01-1970 08:00
Nhiệt độ thay đổi cùng với thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mỗi người phải hoạt động tối đa công suất và phải tiêu hao khá nhiều năng lượng. Chuẩn bị các phương pháp tránh bị bệnh khi thời tiết nắng nóng là cách tốt để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc.
Các bệnh thường gặp vào mùa hè
Ngay cả những người trẻ khỏe cũng rất dễ mắc bệnh vào mùa hè chứ không chỉ những người già và trẻ nhỏ. Có khá nhiều bệnh thường gặp vào mùa hè như:
- Mệt mỏi, căng thẳng: cảm giác bị mất phương hướng, mất tập trung, lừ đừ, khó chịu.
- Rối loạn giấc ngủ:mùa thường khiến cho những giấc ngủ không sâu và hay bị rơi vào những giấc ngủ mộng mị hoặc nằm mơ miên man...- Bệnh ngoài da: dị ứng da, lang ben, rôm sảy...
- Bệnh hô hấp, cảm cúm: viêm phế quản, đau họng, sổ mũi, khạc đờm.
- Bệnh huyết áp thấp: huyết áp ở mức 90/60mmHg được cho là huyết áp thấp. Các triệu chứng của huyết áp thấp chủ yếu bao gồm hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi phải thay đổi tư thế.
- Bệnh huyết áp cao: là khi huyết áp cao hơn hoặc bằng ngưỡng 140/90 mmHg, chủ yếu kèm theo một số trạng thái như da ửng đỏ, đau đầu ở vùng thái dương...
- Nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh sỏi: thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đột ngột và dữ dội kèm theo vùng đau thắt lưng, tiểu buốt, khó tiểu...
- Ngộ độc thực phẩm: nguồn nước uống hoặc vệ sinh thực phẩm không đảm bảo dễ gây nên tình trạng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngoài ra, mùa hè còn dễ gây nên các bệnh dễ gặp của trẻ nhỏ như sốt virus, tay chân miệng, thủy đậu, say nắng...
Cách hạn chế bệnh khi thời tiết nắng nóng
Những giải pháp đơn giản dưới đây giúp chúng ta tự bảo vệ sức khỏe của mình trước khi phải gõ cửa thầy thuốc:
- Bổ sung lượng nước đầy đủ khi đưa vào cơ thể. Nên chia làm nhiều lần, đặc biệt là các buổi sáng, trưa, chiều tối.
- Thường xuyên theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày: nước tiểu bình thường có màu trong, nước không bổ sung đầy đủ chuyển sang màu vàng hoặc sẫm màu. Khi nước tiểu bị nhiễm trùng sẽ chuyển sang màu cợn trắng.
- Ăn nhiều rau củ xanh, trái cây tươi và uống nước ép trái cây, sữa tươi hàng ngày.
- Điều chỉnh điều hòa đúng cách để trẻ không bị viêm đường hô hấp hoặc tiết nhiều mồ hôi quá mức.
- Tắm mỗi ngày 2 lần.
- Mang khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là loại khẩu trang hoạt tính.
- Không nên ăn uống luôn các loại thức ăn để bên ngoài hoặc khi ăn thừa thì nên bảo quản trong tủ lạnh. Nên nhớ rằng tất cả thực phẩm đóng hộp đều chứa các chất bảo quản để tránh ngộ độc do hư thối, nhiễm khuẩn.
- Để hạn chế các bệnh về huyết áp nên hạn chế ăn đồ hộp, ăn mặn, uống đủ nước. Đối với người già, nên sử dụng thêm một hộp an cung ngưu hoàng hoàn khi có dấu hiệu bị tim mạch hoặc tăng huyết áp đột ngột.
- Không nên thức quá khuya và nên có giấc ngủ buổi trưa, khoảng 20-30 phút là đủ.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, loại thải những vật dụng không cần thiết, cắt tỉa cây cối gọn gàng.